Giải Ngân Là Gì? Quy Trình Và Thủ Tục Giải Ngân Khi Vay Vốn

Giải Ngân Là Gì? Quy Trình Và Thủ Tục Giải Ngân Khi Vay Vốn

Giải ngân là thuật ngữ không còn xa lạ với mọi người mọi nhà trong thời đại bùng nổ kinh tế, tài chính như hiện nay. Không chỉ xuất hiện khi thực hiện các giao dịch tài chính tại ngân hàng, mà giải ngân còn xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tivi, cổng thông tin điện tử.

Cũng từ đó nhiều câu hỏi đặt ra như “Giải ngân là gì?”, “quy trình giải ngân diễn ra như thế nào?”, giải ngân diễn ra trong bao lâu” và rất nhiều câu hỏi liên quan. Ở bài viết này A Sideway sẽ giải đáp cho tiết những thắc mắc này của quý khách, cùng tìm hiểu nhé!

Giải ngân là gì?

giai ngan la gi

Sau khi nhận được phê duyệt hồ sơ vay tiền online và vốn từ bên ngân hàng, tổ chứ tín dụng với thủ tục đầy đủ, hồ sơ hoàn thiện, hợp pháp. Cá nhân kí kết hợp đồng vay vốn của ngân hàng hay tổ chức tín dụng thành công, lúc này bên cho vay sẽ chi một khoản tiền cho bên được vay vừa đúng với hợp đồng 2 bên đã kí và hình thức này được gọi là giải ngân.

Bên được vay sẽ nhận được số tiền trong hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ bên cho vay.

Quy trình giải ngân của ngân hàngQuy trình giải ngân gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin của khách hàng

Bước đầu tiên và cực kì quan trọng trong chu trình giải ngân là thu thập và xác thực thông tin của khách hàng. Ở bước này, nhân viên bên ngân hàng sẽ thu thập thông tin cá nhân khách hàng bao gồm họ tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, số điện thoại, nghề nghiệp, số CMND/CCCD,… Và thông tin cá nhân của ít nhất là 2 người thân của chủ thể vay vốn.

Xem thêm:   Dịch Vụ A-Transfer Của Agribank Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Sử dụng

Thu thập và xác thực thông tin của khách hàng

Sau khi đã thu thập và xác thực được thông tin cá nhân là hoàn toàn chính chủ, bên nhân viên ngân sẽ tìm hiểu mục đích vay vốn của bạn là gì, có hợp pháp hay không. Một số mục đích vay vốn với tình hình tài chính minh bạch như là: phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa,…

Sau khi đã xác thực được thông tin cá nhân và mục đích vay vốn, thì bên ngân hàng sẽ xác thực đến khả năng hoàn trả của cá nhân, có bị nợ xấu hay không sau đó mới đến các bước tiếp theo.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ – hồ sơ giải ngân gồm những gì

Đây đều là những giấy tờ cá nhân làm cơ sở pháp lý để bên ngân hàng hay tổ chức tài chính dựa vào và quyết định trực tiếp đến việc hồ sơ giải ngân của bạn có thành công hay không. Nên cần chuẩn bị kĩ, đầy đủ và chính chủ, trung thực.

chuan bi ho so giai ngan

Chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu
  • Giấy tạm trú.
  • Những giấy tờ chứng thực được thu nhập cá nhân như hợp đồng lao động, bảng sao kê lương, xác thực thác lương gần nhất
  • Đối với các khoản vay thế chấp thì cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng vốn vay gồm: sổ hồng, sổ đỏ,…

Quý khách hàng lưu ý là nên nộp hồ sơ đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không, việc nộp hồ sơ lắt nhắt lẻ tẻ và tình trạng xấu hơn là dẫn đến thất lạc hồ sơ sẽ làm gián đoạn việc vay vốn của bạn.

Hồ sơ giải ngân gồm những gì?

  • Hồ sơ pháp lý: bao gồm những giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay giấy đăng kí kết hôn của người được vay. Tất cả những giấy tờ này được sử dụng với mục đích đối chiếu thông tin.
  • Hồ sơ tài chính: Với mục đích là xác nhận thu nhập của chủ thể thì hồ sơ tài chính cần có là  HĐLĐ còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương (với nguồn thu từ lương), giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (với nguồn thu từ kinh doanh), giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê (với nguồn thu từ cho thuê tài sản).
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: Để đảm bảo được tính chắc chắn và hạn chế tối đa rủi ro của bên cho vay, thì cần các hồ sơ tài sản liên quan.
Xem thêm:   Ttr Là Gì? 5 Bước Thanh Toán Quốc Tế

Bao gồm: với đất đa thì cần những giấy tờ chứng thực như sổ hồng/sổ đỏ/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với xe cộ thì cần những giấy tờ như là giấy đăng kí xe, hay sổ tiết kiệm,…

  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: Để đảm bảo được mục đích sử dụng có hợp pháp, minh bạch.

Bao gồm là bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí (với mục đích xây sửa nhà); Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai (với mục đích kinh doanh); Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng như hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền (với mục đích mua nhà, mua xe,…).

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Đây được đánh giá là bước quan trọng nhất trong quá trình giải ngân. Với những thông tin và giấy tờ bạn đã cung cấp đều cần phải trải qua thẩm định để chắc chắn đây là những thông tin chính xác, trung thực và chính chủ. Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể gặp phải, đưa đến giao dịch có thuận lợi cho cả đôi bên.

tham dinh ho so

Với những hồ sơ vay vốn bằng hình thức thế chấp sổ đỏ ngân hàng, thì bước thẩm định này có ý nghĩa để ngân hàng hay bên tổ chức tín dụng quyết định hạn mức chia tay. Chính vì thế mà việc hồ sơ của bạn có sai sót hoặc thiếu sẽ phải bổ sung, kiểm duyệt rất tốn thời gian, vẫn nên ưu tiên chuẩn bị đủ và đúng ngay từ đầu để tránh mất thời gian đôi bên.

Xem thêm:   Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Lãi Suất Thả Nổi

Nếu gặp phải những vấn đề phát sinh, ngân hàng có thể hỏi bạn vài câu hỏi liên quan. Hoặc có thể là gọi về cho người thân của bạn để xác nhận thông tin.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn thành 3 bước phía trên, đặc biệt là thẩm định hồ sơ thì bên cho vay sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay. Với bước này, khoản vay sẽ được phê duyệt và tiến hành những bước cuối cùng của quá trình giải ngân.

Bước 5: Giải ngân khoản vay

giai ngan khoan vay

Có 2 cách giải ngân khoản vay cơ bản là:

  • Giải ngân bằng tiền mặt: Đây là cách giải ngân phổ biến nhất. Sau khi hoàn tất mọi giấy tờ và thủ tục, tại Ngân hàng, khách hàng được nhận trực tiếp đúng với số tiền thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Giải ngân bằng phương thức chuyển khoản qua số tài khoản: So với việc sở hữu và vận chuyển một số tiền mặt lớn từ ngân hàng đến nhà với rủi ro nguy hiểm cao. Thì giải ngân qua số tài khoản ngân hàng vẫn đang được sử dụng nhiều bởi tính tiện dụng và an toàn.
  • Để thực hiện phương thức này, khách hàng tiến hành cung cấp số tài khoản của bạn. Sau đó bộ phận giải ngân sẽ tiếp nhận thông tin và chuyển vào tải khoản của bạn, hoàn tất quá trình giải ngân.

Nhưng Lưu Ý Cần Biết Khi Giải Ngân

Nhưng Lưu Ý Cần Biết Khi Giải Ngân

  • Nên chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ trước khi đến ngân hàng, cung cấp những thông tin chính xác, minh bạch nhất để thực hiện các thao tác trong quá trình giải ngân thật nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho hai bên.
  • Trong trường hợp bị thiếu sót hồ sơ, hoặc giấy tờ hết hạn, hoặc sai sót thì khách hàng không cần quá lo lắng. Bạn cần liên hệ bên ngân hàng, sắp xếp thời gian gần nhất để bổ sung hồ sơ nhằm tránh tình trạng kéo dài thời gian, trễ nãi công việc của bạn.
  • Hợp đồng vay vốn liên quan trực tiếp đến pháp luật và tiền tệ, chính vì thế mà trước khi làm hồ sơ bạn cần nghiên cứu kỹ về ngân hàng lựa chọn giải ngân. Tốt nhất là nên tìm hiểu về ngân hàng trước một tháng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, các kênh tài chính uy tín. Độ uy tín của ngân hàng cần được ưu tiên hàng đầu, tác phong làm việc cần chuyên nghiệp, chỉnh chu, nhanh chóng.
  • Và đặc biệt khi đã gần hoàn thành hợp đồng, trước khi đặt bút kí kết, bạn cần nghiên cứu kỹ hồ sơ xem đã đúng với những tiêu chí hai bên đã thỏa thuận hay chưa như là thời gian, lãi xuất,.. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi của bên được vay, hạn chế rủi ro cho bạn tránh tình trạng “bút xa gà chết”.
  • Trong một số trường hợp, hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa giải ngân. Vì một vài lí do phát sinh bạn có thể từ chối giải ngân.
Xem thêm:   Vàng 610 Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Có Mất Giá Khi Bán Lại Không?

Một số câu hỏi phổ biến

Giải ngân có quy định nào của pháp luật không?

Giải ngân có quy định nào của pháp luật không?

Phương thức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:

  • Theo điều 4, Thông tư 21/2017/TT-NHNN có quy định rõ rằng ngân hàng hay tổ chức tín dụng sử dụng phương thức giải ngân bằng cách chuyển vốn vay vào tài khoản ngân hàng của khách hàng ngay tại quầy giao dịch tại nơi cung cấp dịch vụ cho vay.
  • Việc ngân hàng hay tổ chức tín dụng chuyển tiền cho vay vào tài khoản ngân hàng của bên hưởng thụ cần được thực hiện ngay trong ngày hợp đồng giải ngân diễn ra thành công
  • Với trường hợp đặc biệt như thủ tục giải ngân quá thời gian làm việc của ngân hàng thì việc chuyển tiền phải được chuyển giao qua ngay hôm sau. Tuyệt đối không chuyển tiền ngoài giờ hành chính để hạn chế tối đa rủi ro cho bên cho vay.

Phương thức giải ngân bằng tiền mặt:

Theo Điều 5, Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định rõ việc ngân hàng hay tổ chức tín dụng giải ngân bằng tiền mặt trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất: khách hàng là bên thanh toán và bên hưởng thụ không có tài khoản ngân hàng, bắt buộc phải chi trả bằng tiền mặt với sự chứng kiến của bên ngân hàng cung ứng dịch vụ tại quầy giao dịch.
  • Trường hợp thứ hai: bên thụ hưởng là khách hàng không có tài khoản ngân hàng, bắt buộc phải nhận tiện mặt tại quầy giao dịch của đơn vị cung cấp dịch vụ vay vốn.
  • Lưu ý: bên hưởng thụ phải viết đơn cam kết rằng không có tài khoản ngân hàng gửi cho bên ngân hàng hay tổ chức tín dụng ngay tại quầy giao dịch của đơn vị cung cấp.
Xem thêm:   Lãi Suất Chiết Khấu Là Gì? Quy Định Về Lãi Suất Chiết Khấu 2022

Giải ngân có bao nhiêu hình thức?

Có 2 hình thức giải ngân phổ biến nhất là:

  • Giải ngân phong tỏa: Cách giải ngân này được sử dụng trong trường hợp mục đích sử dụng của khoản vay là mua xe, mua nhà, mua đất,… Mặc dù số tiền này được giải ngân vào tài khoản, nhưng khách hàng không thể rút cho tới khi hoàn tất việc mua bán và các hồ sơ, thủ tục pháp lí thực hiện đầy đủ đúng theo pháp luật.

Đây là phương pháp giải ngân mà đôi bên cùng có lợi, giảm thiểu rủi ro bị thất thoát tiền tệ trong quá trình chuyển giao.

  • Giải ngân không phong tỏa: Khác hoàn toàn với giải ngân phong toả thì ở phương thức này khách hàng có thể rút tiền lập tức khi bên ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã giải ngân khoản vay vào tài khoản ngân hàng.
  • Với phương thức giải ngân này được áp dụng với các hồ sơ vay vốn tín chấp, số tiền giao động từ 10-500 triệu. Đây là phương thức giải ngân được khách hàng ưa chuộng bởi tính tiện lợi và nhanh chóng.

Rải ngân hay giải ngân Cách phát âm nào mới đúng?

Có nhiều người phát âm là rải ngân, mà số khác lại là giải ngân. Vậy đâu mới là cách phát âm đúng theo chuyên môn. Thực chất, Việt Nam có 3 miền, mỗi miền lại có cách phát âm khác nhau nên cũng không lạ gì nếu một từ có nhiều cách đọc khác nhau.

Xem thêm:   Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Ưu Điểm Của Chứng Chỉ Tiền Gửi

Điển hình như “rải ngân”, cách đọc đúng và chính xác nhất là giải ngân. Trên các giấy tờ, hồ sơ bạn nên chú ý ghi đúng chính tả nhé.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ và chi tiết câu hỏi “giải ngân là gì” và những thông tin mà bạn cần biết trước khi có nhu cầu thực hiện vay tín chấp tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về những giao dịch tại ngân hàng nói chung và tín chấp nói riêng.

3/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *